Saturday, November 30, 2013

Một số biện pháp chăm sóc vườn càphê cuối mùa khô, đầu mùa mưa


Một số biện pháp chăm sóc vườn càphê cuối mùa khô, đầu mùa mưa
KTNT - Cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây càphê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao, bà con cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

Phòng trừ sâu, bệnh
Rệp vẩy xanh và rệp sáp thường phát triển mạnh trong mùa khô, sau đó giảm dần vào đầu mùa mưa khi thiên địch (các loại côn trùng ăn thịt rệp) xuất hiện nhiều. Rệp chích hút nhựa trên đoạn thân, cành non khiến cây bị suy yếu. Rệp phát triển luôn kèm theo sự có mặt của kiến và bệnh muội đen. Muội đen bao phủ lên bề mặt lá làm cho cây không quang hợp được.

Những tháng mùa khô, cần thường xuyên kiểm tra vườn cây để có biện pháp phòng trừ rệp kịp thời. Chỉ phun thuốc cho cây có rệp, không phun thuốc phòng cho cây không bị rệp và vườn chưa bị rệp để bảo vệ các loài thiên địch. Bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Supracide, Sumithion, Ofatox...

Ngoài diệt rệp, cần diệt trừ các ổ kiến để ngăn ngừa sự lây lan của rệp. Kiến không những bảo vệ rệp khỏi sự tấn công của các loài thiên địch mà còn mang rệp sang các cây khác trong vườn.

Riêng đối với rệp sáp, để tăng hiệu lực nên hòa thêm 1% dầu hỏa vào thuốc trước khi phun.


Bón phân

Chỉ bón phân sau khi đã có một vài trận mưa lớn, đất đủ ẩm.

Đối với lân: bón một lần vào đầu mùa mưa với lượng 500 - 800kg/ha, bằng cách rải đều trên mặt đất.

Đối với đạm và kali: có thể trộn chung để bón. Trước khi bón, đào rãnh xung quanh mép tán lá rộng khoảng 20cm, sâu 10cm, sau đó rải phân đều xung quanh rãnh rồi lấp đất trở lại. Đợt bón đầu nên sử dụng phân SA (sulphate amonium), các lần sau có thể dùng urê.

Ở Tây Nguyên, do mưa lớn và tập trung trong một số tháng nên để hạn chế sự rửa trôi, đồng thời tiết kiệm công lao động, bà con nên sử dụng các loại phân bón viên tổng hợp chuyên dùng cho càphê như NPK 16-8-16-13S; NPK 16-8-18 +7S+ B2O3 +TE ... với lượng 1.500 - 1.800kg/ha, bón 3 - 4 lần.

Đánh bỏ chồi vượt và rong tỉa cây che bóng

Sau những đợt tưới nước trong mùa khô, chồi vượt bắt đầu phát triển, phải kịp thời đánh bỏ để cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành mang quả.

Mùa mưa được khoảng một tháng, tiến hành rong tỉa các cây che bóng trong vườn sao cho cành thấp nhất của cây che bóng cách tán lá càphê khoảng 3m, giúp vườn cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tạo điều kiện cho càphê quang hợp.

TS. Hoàng Thanh Tiệm - Theo: Kinh Tế Nông Thôn

Những câu hói hay về cà phê



"Cà phê khiến ta mạnh mẽ, điềm đạm và thông thái" - Jonathan Swifl

“Mỗi buổi sáng thức giấc, nếu không có tách cà phê, tôi cảm thấy mình vô vị!” - Napoleon

Có người nói: "Cà phê không phải là thú thanh thản như trà, càng không mạnh mẽ bạo liệt như rượu. Người thưởng thức nhẹ nhàng cho rằng cà phê là gạch nối giữa niềm vui và nỗi buồn. Với ai đang muộn phiền, cà phê càng day dứt như một bản nhạc có nhiều dấu lặng. Còn những kẻ môn đồ của giáo phái cà phê thì cho đó là người đàn bà mang bùa ngải trong mình...."



"Nhiều người, không chịu được vị đắng của cà phê nên thường bỏ đường hoặc sữa cho bớt đắng. Tôi không cho đường hay sữa vào cà phê bởi tôi biết: phải nếm trải qua cay đắng mới cảm nhận được ngọt ngào đến lịm người. Cho dù vẫn tiếp tục phải uống cà phê đắng nhưng tôi vẫn không nản lòng vì dư vị ngọt ngào của nó." - Bunny

Mỗi giọt cà phê rơi, thời gian như ngừng hẳn lại.

Tôi yêu ly cà phê buổi sáng, con đường ngập lá vàng ♪ ♫ ♩ ♬

Một tách cà phê uống vào buổi sáng mang lại sự hưng phấn tuyệt vời mà không một tách cà phê nào khác dù là buổi chiều hay buổi tối có thể tạo ra được.

Uống cà phê để hiểu, để biết, để yêu... Cà phê ngon là cà phê mình uống thấy ngon thì dù cà phê chỗ khác có nổi tiếng đến mấy cũng không như cái gọi là cà phê của mình. Cà phê mộc hay cà phê có hương liệu, mỗi loại có một hương vị riêng. Ngon ở chỗ người thưởng thức, tâm trạng người thưởng thức, lần đầu thưởng thức (chứ không phải uống) lạ lắm, giống như khám phá 1 người bạn, một tâm hồn, khám phá vị ngọt, vị nồng, khám phá xem mình có hợp với nó hay không...

Cà phê đã trở thành một món ngon dành cho tâm hồn mỗi người, người tìm đến cà phê khi có những tâm sự, trăn trở, người tìm đến cà phê như tìm một nguồn cảm hứng sáng tạo trong công việc, người tìm đến cà phê đơn giản như một cách thưởng thức cuộc sống!

“Thêm chút đường cà phê có ngọt ?
Thêm chút tình mình có thuộc về nhau ? “

Cà phê thì phải đen như địa ngục, đắng như tử thần và ngọt ngào tựa tình yêu…

"Mẹ tôi thường nhấp một ngụm mỗi khi pha cà phê cho ba để đảm bảo rằng nó không nóng và quá lạt. Đó là tình yêu" - Danny, 7 tuổi

Đàn ông rất giống cà phê bởi nếu là loại ngon sẽ làm bạn mất ngủ! :-)


* Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có các status và comment của các thành viên.



STARBUCKS : NHỮNG NGƯỜI BÁN CÀ PHÊ CẦN HIỂU RÕ VỀ NỀN VĂN HOÁ CÀ PHÊ


STARBUCKS : NHỮNG NGƯỜI BÁN CÀ PHÊ CẦN HIỂU RÕ VỀ NỀN VĂN HOÁ CÀ PHÊ.
Giống như một người bồi bàn ở tiệm ăn đưa ra lời khuyên về các món ăn trong thực đơn với khách hàng, Starbucks cũng đang có nhiệm vụ giới thiệu tính phức tạp của văn hoá cà phê với cách khách hàng quen của hãng.
Khi nhịp điệu Jazz nhẹ nhàng nổi lên, 25 người nâng cốc cà phê nhỏ, hít hương thơm của cà phê mới và rồi uống “xụp” một ngụm. “Uống xì xụp như vậy giúp bạn nếm được vị cà phê”, Pedro Man, giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Starbucks Coffee, giải thích trước khi yêu cầu nhân viên của ông miêu tả trải nghiệm uống cà phê của họ trong tuần qua.

Việc nếm cà phê hàng tuần như vậy là một hoạt động hoàn toàn nghiêm túc đối với chuỗi cửa hàng bán cà phê không lồ này. Hiện Starbucks đang có 1146 cửa hàng cà phê trên khắp châu Á - gần gấp hai lần con số này ở châu Âu.

Đối với Starbucks, việc đào tạo “kiến thức về cà phê” cho các nhân viên châu Á là một nhiệm vụ kinh doanh quan trọng. Bản thân lớn lên và uống trà trong cửa hàng kiểu Trung Quốc ở Hồng Kông, Man thừa nhận rằng ông mới chuyển sang uống cà phê. Man nói: “Trước khi gia nhập vào Starbucks, tôi rất hiếm khi uống cà phê. Và nếu uống thì tôi thường dùng cùng với kem và đường. Nhưng giờ đây tôi thường uống cà phê đen.”

Ông không phải là trường hợp duy nhất như vậy. Hầu hết các barista - những người được huấn luyện nghệ thuật chuẩn bị cà phê hơi, cũng không có thói quen uống cà phê từ nhỏ. Đó là một vấn đề, vì theo Man, các nhà hàng Trung Quốc và Starbucks giống nhau ở chỗ có các hoạt động marketing chính phụ thuộc rất nhiều vào những người bồi bàn và nhân viên – không phải nhân viên quảng cáo.

Man nói: “Tôi thấy có rất nhiều điểm tương đồng giữa nhà hàng Trung Quốc của tôi với cửa hàng của Starbucks. Ở nhà hàng có mối liên hệ giữa người bồi bàn và khách hàng. Có những khách hàng lui tới cùng một cửa hàng, yêu cầu phục vụ cùng một món dim sum và trà lá, và luôn bắt đầu nói chuyện với bồi bàn”.

Vì vậy, nhiệm vụ của Man là phải dạy các nhân viên Starbucks của mình sao cho các bồi bàn người Trung Quốc hiểu rõ về cà phê như món dim sum vậy. Ông nói: “Cà phê là cái quan trong nhất. Nó là điểm chính để phân biệt giữa chúng ta và các nhà cung cấp cà phê khác. Nếu chúng ta truyền được hiểu biết của chúng ta cho khách hàng, thì họ sẽ trở thành các đại sứ của thương hiệu này”.

Ông bắt đầu công việc giáo dục, dùng sáu tháng vào việc say sưa huấn luyện về cà phê ở Seattle khi ông bắt đầu vai trò giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương cách đây 5 năm. Man nhớ lại khoảnh khắc khi phục vụ khách hàng: “Tôi cảm thấy căng thẳng khi người ta yêu cầu một tách cà phê sữa thật nóng có vanilla, không đường, được hớt váng, được lọc hết caféin”.

Ông nói: “Khi mới bắt đầu công việc, tôi đã nghĩ ‘Cái này cũng giống như bia đắng vậy. Chẳng có gì mà phải mất thì giờ với nói!’ Nhưng khi hiểu nhiều hơn, tôi nhận ra rằng cà phê cũng giống như rượu. Ông đưa lên mũi để tìm sự khác biệt tinh tế trong nồng độ a-xít và hương thơm qua tách cà phê, khi nhấpmột ngụm nhỏ của nhiều loại cà phê và rồi phì nó ra sau khi nếm một lúc. Bây giờ, ông yêu cầu tất cả các barista người châu Á phải trải qua chương trình đào tạo về cà phê kéo dài 13 tuần, kể cả thời gian vào “phòng thí nghiệm mùi hương” để hiểu được hương vị kín đáo của cà phê. Ngoài việc nếm cà phê hàng tuần, các nhân viên Starbucks còn có buổi tụ họp uống cà phê chính thức với nhau. (Bản thân Man hiện nay uống ít nhất ba tách cà phê mỗi ngày.)

Tuy nhiên, ông cũng muốn khoá đào tạo càng mang tính vui vẻ càng tốt. Trong năm ngoái, ông đã khuyến khích các barista người châu Á tham gia vào một chương trình “thông thạo về cà phê” - một dạng Olypics về cà phê, trong đó các nhân viên thi với nhau xem ai hiểu biết nhiều nhất về cà phê ở mức độ địa phương, khu vưc và thế giới. (Một câu hỏi trong đó là: Nhiệt độ lý tưởng của sữa trong một tách cà phê sữa là gì? Câu trả lời đúng là 190 độ F.) Sau khi đã qua bài kiểm tra này, những người thông thạo về cà phê còn phải trình bày về khía cạnh đặc biệt của nền văn hoá cà phê.

Những người thông thạo về cà phê ở cấp độ địa phương thi với nhau để trở thành “đại sứ cà phê” trên thị trường. Năm nay, Man muốn các đại sứ đó thuộc mỗi thị trường phải thi với nhau để tìm nhà vô địch vầ cà phê ở châu Á. Ông nói: “Cuối cùng chúng tôi sẽ tìm đại sứ về cà phê của thế giới.” Nghe có vẻ hơi cường điệu, tất cả chỉ nhằm đào tạo để hiểu về một cốc cà phê. Nhưng khi một chút hiểu biết có thể giúp bạn bán được sản phẩm thì việc học tập để có sự hiểu biết đó cần được khuyến khích.
(Sưu tầm)

Văn hóa Cà Phê Việt





Người ta nói: Thêm đường hết đắng.
Nhưng ngọt ngào đâu có phải Cà Phê?
Giọt đắng này, giọt của si mê.
Như giọt đời, giọt mưa, giọt nắng…
Thật lạ, con người thường đam mê những thứ đắng cay, không mấy ai nghiện ngập ngọt bùi. Có phải cuộc đời nhiều mặn nồng, nhiều thăng trầm cay đắng, cho nên con người tìm đến những thứ đắng cay để dung hòa cảm xúc? Còn hơn thế, Cà Phê có đủ vị đắng để giúp ta suy tưởng, có đủ độ nồng để tạo cảm giác bồng bềnh, có đủ độ chua để nghĩ về thất bại, có đủ độ mặn để nhớ về đất mẹ, và có đủ độ ngọt ngào để ta cảm thấy được yêu thương…


Cảm ơn các vị linh mục Tây phương đã đem cây Cà Phê từ cao nguyên Ethiopia xa xôi mãi tận Phi Châu vào đất Việt. Nghe nói ban đầu loại cây quý giá này chỉ được trồng tại vườn của các nhà thờ Phía bắc Việt Nam từ khoảng cuối những năm 1880. Sau này, tức là đến khoảng những năm 1920 cây Cà Phê mới được trồng đại trà ở Đak Lak và Gia Lai - Kon Tum. Giống như tại hàng trăm quốc gia uống Cà Phê trên thế giới, văn hóa Cà Phê đã hình thành ở Việt Nam như một điều tất yếu từ món quà tuyệt vời do tự nhiên ban tặng.

Hoàn cảnh sống đã tạo nên văn hóa Cà Phê Việt. “Cà Phê nhanh” dành cho những người bận rộn, được đựng trong các ly cốc sử dụng 1 lần, thường đi kèm với “nhạc đệm” là bánh mỳ Pa-tê, bánh mỳ ốp la, họ uống nó như một loại Food cung cấp dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể thêm khỏe mạnh và năng động. Loại này thường là Cà Phê đá, hoặc Cà Phê sữa đá.


“Cà Phê đường phố”, thường là Cà Phê đen, loại Cà Phê bình dân nhất và cũng có đông “đệ tử” nhất, chỉ đông vào buổi sáng, trước giờ làm. Cà Phê loại này thường được pha phin trong những chiếc ly thủy tinh bình dị, xinh xinh nho nhỏ. Bên cạnh không bao giờ thiếu một ấm trà nóng sẵn sàng…

“Cà Phê tự tình” dành cho các đôi nam nữ chuyện trò tâm sự. Ly Cà Phê ấy, nếu là Cà Phê đen thì phải pha vào tách kiểu ưa nhìn một chút. Người pha phải dùng một loại chong chóng quậy mạnh để tạo bọt, trang trí chút kem, hay bọt của Cà Phê Master hình chiếc lá hoặc trái tim. “Cà Phê tự tình” thường bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối đến tận đêm khuya.

“Cà Phê tự sự” là uống một mình, suy tưởng, hoài niệm. Người uống biệt riêng những phút giây tự đối diện với cuộc sống nội tâm của mình…

Đa dạng là văn hóa Việt. Nhưng ngày nay nó đã bị mai một, biến dạng vì mất đi cái gốc rễ cội nguồn. Nhưng rất may là “văn hóa Cà Phê Việt” vẫn là điều đáng để người đời trân trọng. Dường như có một sức mạnh thần bí nào đó đã làm cho bất kỳ ai khi đang ngồi trước ly Cà Phê đều trở nên nhã nhặn, hiền lành, dễ mến. Người ta thường quên mất tuổi tác, địa vị, cũng như giai cấp của mình khi trước mặt là một ly Cà Phê bốc khói đang tỏa mùi hương quyến rũ. Đó thực sự là triết lý, và là sức hút hữu hình của Cà Phê.

Không giống như phong cách Cà Phê Starbuck của Mỹ, hay phong cách Milan của Ý. Hoặc kỳ lạ là đổ đường, Cà Phê vào đun chung như phong cách Thổ Nhĩ Kỳ. Cà Phê Việt hầu hết được pha theo phong cách Pháp, tức là dùng phin. Thích thú và hồi hộp chờ từng giọt Cà Phê rơi tí tách, là sở thích đặc biệt của dân “ghiền” Cà Phê. Muốn cho Cà Phê giữ được độ hấp dẫn, người ta thường ngâm chiếc ly của mình trong một cái chén (bát) nước nóng…

Khi những giọt đắng cuối cùng trên phin ngưng chảy, cũng là lúc chúng ta sắp sửa có quyền thưởng thức ly Cà Phê tuyệt vời. Một chút đường trắng, chiếc muỗng nhỏ xíu như đồ chơi trẻ em trên tay, ta khuấy nhẹ, thật nhẹ thôi, thả lỏng toàn thân cho tâm hồn thư thái. Và khi nâng ly Cà Phê lên môi, một mùi thơm ngất ngây pha chút ngai ngái, ngầy ngậy lan tỏa trong khoang mũi, cộng với vị đắng dịu dàng trên môi, ta cảm nhận hương vị Cà Phê đang tan ra trong miệng, thấm sâu vào tận trái tim khối óc. Lâu lâu nhấp một ngụm nhỏ để lặp lại cảm giác tuyệt diệu này, đó quả là những phút giây hạnh phúc…

Công năng kỳ diệu đến thần bí của Cà Phê có lẽ là nhờ nó đã làm cho con người thư thái. Chính vì vậy trước ly Cà Phê, một gã giang hồ cộm cán cũng trở nên hiền lành. Người đang nóng giận cũng trở nên mềm mại. Người đang buồn chán cũng trở nên yêu đời. Và người mệt mỏi bỗng thấy tràn đầy sinh lực. Chính điều đó đã giúp cho văn hóa Cà Phê Việt đứng vững trước những băng hoại của lối sống gấp gáp, hối hả, vội vàng… 

Ở Việt Nam, nói đến Cà Phê thì phải nghĩ ngay đến Sài Gòn và các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào. Văn hóa Cà Phê đã gắn liền với đời sống đa dạng của người Miền Nam, giống như Trà (Chè) của Miền Băc vậy. Sài Gòn có hàng ngàn quán Cà Phê khác nhau. Người ta có thể mua được Cà Phê bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào không quá phạm vi bán kính vài trăm mét.


Sở thích buổi sáng của người dân Sài Thành chính là "Cà Phê đường phố", vừa uống Cà Phê vừa ngắm dòng người xe qua lại, có lúc nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe. Người ta cũng có thể biết được kết quả bóng đá cúp Champions league tối qua ra sao, nhà ông nọ mới bị trộm đột nhập, một diễn viên nổi tiếng dính Scandal tình ái, biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, hay công an vừa bắt giữ Giáo Dân tại Vinh. Tất tật tin thời sự có thể biết được quanh ly Cà Phê buổi sáng.

Ở Sài Gòn còn có những quán Cà Phê “xịn” cả về phong cách cũng như chất lượng. Rất tiếc nó lại thường chỉ mở cửa về chiều và ban đêm. Có thể kể đến hệ thống tiệm Cà Phê Trung Nguyên, mà ở đó người ta uống Cà Phê theo số từ 1 đến 8; nhưng đã là dân ghiền thì dứt khoát chỉ uống số 6 mà thôi. Nổi bật là số 2A Nguyễn Huệ, Quận Nhất, và hàng chục địa điểm khác bố trí rải rác trong thành phố. Tìm chút phong cách nghệ sỹ, văn thơ, ta có thể đến “Cà Phê Du Miên” Hẻm Trịnh, Giọt Đắng, Mưa Chiều, Đợi, Lối Về vv.., hàng trăm cái tên đầy màu sắc. Nhưng có vẻ như những chốn ấy chỉ hợp với dân chơi và khách du lịch, phù hợp phong cách “tự tình”, “tự sự”...

Những người thích thoáng đãng thường chạy xe ra bờ sông Sài Gòn uống Cà Phê Bến Nghé, Thủ Thiêm. Vừa thưởng thức Cà Phê, hít thở khí trời, vừa cảm nhận cái mùi mặn nồng tanh tanh của sông nước, trải hồn theo những con sóng nhỏ nhấp nhô. Xa xa phía Quận 2; những con phà đêm đang cần mẫn đưa người qua sông đến với Quận Nhất và Quận 3; là trung tâm náo nhiệt nhất Sài Gòn.

Dù là ta đang ngồi ở quán Cà Phê tầng thứ 33 của Sài Gòn Central Quận Nhất, hay Cà Phê Chiều Tím Quận 5, hoặc trong một quán cóc rêu phong gần cầu Xóm Củi Quận 8, thì hàng đầu vẫn phải nhắc đến, đó là chất lượng một ly Cà Phê Việt. Ly Cà Phê Việt phải có phong cách Việt. Nếu phong cách “Tây” quá thì hẳn là nó chỉ phù hợp với người phương tây. Nhưng nói đến Cà Phê Việt thì nhất thiết phải nhắc đến Cà Phê đen, và không thể không nhắc đến Tây Nguyên là thủ phủ của Cà Phê Việt Nam.

Tuy một vài năm gần đây cũng xuất hiện nhiều các quán Cà Phê phong cách tại Ban Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt. Nhưng giới uống Cà Phê nhiều nhất và sành uống nhất vẫn là dân lao động và công chức Tây Nguyên có gốc gác di dân từ các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Cái mà không đâu có được, chính là người uống Cà Phê ở Tây Nguyên có thể ngồi ngay cạnh vườn Cà Phê để uống. Nhất là vào mùa Cà Phê ra hoa, hoa Cà Phê nở rộ trắng ngần, tỏa hương thơm ngát, quyến rũ bao loài ong bướm lạ mắt từ đâu đổ về lấy nhụy làm mật, làm cho những nhành hoa cứ luôn lay động, như có hơi gió sớm thoảng qua. Những cảnh đẹp đẽ thơ mộng ấy nếu muốn thì có thể tìm thấy ngay tại ngoại ô các thành phố như Pleiku hay Ban Mê Thuột, chứ chẳng cần phải chạy xe đến tận các biệt khu trồng Cà Phê xa xôi...

Phải chăng văn hóa Cà Phê Việt tồn tại và phát triển là do tâm hồn người Việt? Điều đó rất đúng. Nhưng còn một yếu tố khác làm nên văn hóa Cà Phê, đó là nhờ triết lý Cà Phê và sức mạnh quyến rũ đầy nhân tính của hạt Cà Phê. Sự kỳ diệu đó là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. May mắn cho người dân Việt là họ được thiên nhiên ưu đãi cho những vùng đất đỏ Bazan thật là thích hợp với cây Cà Phê như Cao Nguyên Trung Phần. Trải qua bao nắng mưa dầu dãi, thấm đượm mồ hôi người trồng. Trải qua đau đớn trong lửa, nước, xay nghiền, không giống như Gạo sau xay giã thì trắng như ngà ngọc. Cà Phê tuy mang màu đen sẫm, nhưng trong lòng lại chan chứa bao thi vị cuộc đời…


Lê Nguyên Hồng

Văn hóa cà phê ở thủ đô Viên




Nhâm nhi tách cà phê, trò chuyện với bạn bè, đọc báo hay đơn giản chỉ ngắm nhìn khung cảnh là điều vô cùng giản dị và quen thuộc trên các đường phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở thủ đô Viên của Áo, uống cà phê lại được nâng lên tầm nghệ thuật, một truyền thống văn hóa vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.


Uống cà phê trở thành nét văn hóa đặc biệt của người dân thủ đô Viên



Có dịp đến thủ đô Viên, ít người bỏ lỡ cơ hội làm một tách cà phê tại các quán dù là trên vỉa hè hay trong nhà. Đây là một trong những truyền thống văn hóa độc đáo hiếm thấy trên thế giới. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều quán cà phê ở Viên là nơi lui tới của giới văn nghệ sĩ, khoa học… Nhiều nhà văn đã sáng tác ngay trong quán cà phê, tạo nên dòng văn học mà ngày nay người ta gọi là "dòng văn học cà phê" và những nhà văn đó được gọi là "nhà văn quán cà phê". Ngày nay, các quán cà phê ở Viên được ví như phòng khách công cộng, nơi rất nhiều người đến để uống cà phê, ăn bánh và đọc báo. Chỉ cần gọi một tách cà phê, bạn có thể ngồi hàng giờ làm những thứ mình thích mà không ai làm phiền. Người dân ở đây đến quán không chỉ thưởng thức cà phê mà còn để tận hưởng một phong cách sống thi vị.


Với nhiều người ở thủ đô Viên, những quán cà phê là một phần cuộc sống của họ. Nhiều người đã coi quán cà phê mà họ thường lui tới là ngôi nhà thứ hai, nơi họ có thể gặp bạn bè, người quen nhưng cũng là nơi có thể một mình thưởng thức cái thú vui không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Đó là thưởng thức một tách cà phê ở một nơi mà họ ưa thích. Điểm khác biệt lớn trong các quán cà phê ở Viên là nhân viên phục vụ đều phải qua một khóa đào tạo bài bản và không có chuyện sinh viên đi làm thêm tại đây. Cà phê được mang đến cho khách bao giờ cũng có thêm một cốc nước lọc, trên có một cái thìa con đặt ngang úp xuống. Tất nhiên, các nhật báo của Áo và thế giới là thứ không thể thiếu để khách vừa nhâm nhi vừa có thể xem tin tức. Để khỏi quên những cuộc hẹn riêng tư hay công việc quan trọng, quán cà phê nào cũng treo một chiếc đồng hồ to tướng ở nơi dễ nhìn. 


Hương vị cà phê cũng như không khí ở những quán cà phê làm cho khách phương xa đến đây khó có thể quên được. Loại cà phê "đặc sản" ở Viên là "Einspanner", một tách cà phê lớn, có kem sữa và rắc đường mịn như bột ở trên. Người phục vụ không hề chào mời dùng thêm bánh ngọt nhưng anh ta sẽ có mặt khi bạn cần thêm một cốc nước hoặc khi bạn chỉ vừa thốt lên "Xin lỗi!" lịch sự.


Không khí ấm cúng, không ồn ào trong khi mọi người vẫn nói chuyện với nhau là nét khá đặc trưng tại các quán cà phê ở Viên. Chúng thường được "giấu" trong những kiến trúc cổ với phòng ốc ấm cúng với những chùm đèn pha lê, có chùm tuổi đời đã hàng trăm năm. Một tách cà phê giá khoảng 8 nghìn VND với các dịch vụ rất thân thiện; giờ đây, người dân thủ đô Viên có thể vừa uống cà phê vừa tự hào rằng mình đang bảo vệ truyền thống văn hóa của đất nước, bởi UNESCO đã công nhận "văn hóa cà phê" đặc biệt này là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.


Đình Hiệp

Friday, November 29, 2013

Sản phẩm cà phê hòa tan ( 20 gói 20g x 1bich)







Sản phẩm cà phê hòa tan ( 20x20/ hộp)







SẢn phẩm cà phê hòa tan






Sản phẩm cà phê hòa tan - 24 gói x18g / 1 bịch






Phân biệt cà phê nguyên chất


Phân biệt cà phê nguyên chất
Những giọt cà phê ban đầu có màu đen nâu, nhưng càng về sau có màu lợt dần. Cà phê khi tác dụng với nước sẽ nở tạo nên một khoảng trống, cà phê thấm dần và nhỏ xuống ly, tuỳ theo ấn chặt hay nhệ bột cà phê, những giọt cà phê sẽ chảy nhanh hay chậm. Hiện nay trên thị trường VN đã xuất hiện một loại cà phê đặc và dẻo? Đứng về gốc độ của một ly cà phê nguyên chất thì hiện tượng này không có và không bao giờ xảy ra.



Cà phê nguyên chất, vị đắng không gắt, nhẹ, hơI ngọt, không đọng lại lâu vị đắng trong miệng, uống nước trà hay nước lọc tráng miệng là hết ngay. Vì lợi nhuận và không có kinh nghiệm, nhất là kiến thức về chế biến cà phê còn hạn chế, nên trên thị trường cà phê Việt nam còn rất hỗn độn, quá nhiều cơ sở chế biến cà phê ra đời, người tiêu dùng rất phân vân khi lựa chọn cho mình một loại cà phê ngon, thực phẩm an toàn. Nhiều cơ sỏ kinh doanh mạnh, tiếp thị rầm rộ nhưng thực chất cà phê chưa đạt được chất lượng và nhất là thực phẩm an toàn (dùng hoá chất quá nhiều)

Còn cà phê Thu Hà thì sao?

Khách hàng nhận định “Cà phê ngon quá mà không tiếp thị, không mở rộng ? Tiếc quá”

Chúng tôi biết rất có lỗi nhưng các bạn hay tha thứ vì doanh nghiệp còn nghèo quá, không có đủ vốn để mở rộng thị trường.



Hiện nay các loại nông sản như bắp rang, đậu nành, đậu cua, đậu đỏ, cau ăn trầu v.v…. nhiều cơ sở đã dùng để trộn với cà phê để có được vị đắng, và màu đỏ sánh, dẻo, có loại uống vào có chất dính ở môi. Họ đã dùng hoá chất để làm keo lại cà phê, nước cà phê rất sệt, bột cà phê khi đưa ra ánh sáng có màu ánh ánh lẫn trong cà phê.





Thursday, November 28, 2013

Cà phê với danh nhân

Nhiều quán cà phê nổi tiếng thế giới vì từng là nơi các nhà văn, nghệ sĩ đã lui tới nhiều thập niên, và nay tự hào trưng biển rằng “Hemingway đã uống cà phê ở đây”, “Picasso đã vẽ những phác thảo quan trọng của bức tranh trên cái bàn này”… Nhưng đó là khi có người nổi tiếng đã giơ bàn tay phù phép cho quán cà phê nọ. Còn vô số quán xá khác, ở ngay đầu phố ta sống, cạnh cơ quan nơi làm việc, hay lãng mạn hơn, ở một góc hồ lãng đãng, ta vào vì đủ lý do. Tiện đường chẳng hạn, điều này nhiều khi đúng với số đông, nào là dễ để xe, hoặc án ngữ một ngã tư quang đãng, nơi chỉ cách nơi làm việc vài tầng nhà. Cái lý do tầm thường này thực tế cũng chính là điều tiên quyết khiến các nhà kinh doanh bỏ tiền ra thuê hoặc mua địa điểm. Chỗ nào mà dân văn phòng nhiều, cánh trí thức thích bàn luận thế sự, hay các chàng sinh viên đương tuổi cua gái, thì đắc địa để mở quán. Không ai mở quán cà phê ở đồng không mông quạnh hay phơi mặt ra công trường bụi bặm.
Những chỗ ấy chỉ nên mở quán nước chè hoặc quán rượu lục lâm. Cà phê là nhu cầu tiện lợi, thư giãn và giải tỏa dăm ba cơn stress thường nhật. Cà phê gắn với đô thị, với phố phường, với một vài quy tắc ứng xử nhất định. Quán nước chè thì không, và quán rượu thì ai cũng biết là chốn rượu vào lời ra.
Một lý do khác để vì sao ta vào, là đồ uống ngon. Cà phê ngon ắt là một tiêu chuẩn không thể xem thường. Chẳng thế mà người ta vẫn cứ lặn lội đến những quán cà phê trứng, cà phê muối như Café Giảng ở Hà Nội dù quán này đã chuyển địa điểm từ Hàng Gai ra Nguyễn Hữu Huân và Yên Phụ. Cho nên tiện đường mà cà phê không đặc sắc thì chỉ như loại báo giấy đọc lấy tin rồi thôi. Thiết thực nhưng không nhất thiết lưu trữ. Ngay những quán nổi tiếng Hà Nội trước đây, “Nhân – Nhĩ – Dĩ – Giảng”, chẳng quán nào có địa điểm hoành tráng, đều bé nhỏ, chật hẹp và tối tăm. Hay là có khi cũng giống như món phở Hà Nội, mấy quán cà phê ngon này đều không bận tâm đến làm đẹp nên có thời gian hơn để tập trung vào tìm công thức pha cà phê cho ngon! Rõ ràng, lý thuyết địa điểm làm nên quán cà phê đã từng bị xô đổ. Nhưng theo thời gian, người Hà Nội thế hệ mới đã biết đến những quán cà phê rộng mênh mông hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vuông với cả trăm người ngồi thoải mái trong những xa-lông êm ái. Có tiền của thì nhu cầu phải cao hơn chứ.
Ấy vậy cứ ra phố là thấy đầy những quán cà phê ghế nhựa bám chặt lấy các vỉa hè, và sự thật là rất đông giới trẻ tỏ ra hứng thú với sinh hoạt ngồi quây quần quanh đĩa hạt hướng dương và vài cốc đồ uống có hương-gọi-là-càphê để ngắm nghía đường phố và tán tỉnh nhau. Làm sao mà những bạn thế hệ 9x này lại không biết những quán cà phê đẹp mọc lên ngày một nhiều ở Hà Nội, và phim ảnh có quán cà phê thì mới đây thôi, Woody Allen đã tái hiện cả những quán Paris một thuở trong bộ phim Midnight in Paris (Nửa đêm ở Paris). Cảm hứng của những Hemingway, F. Scott Fitzgerald, Dalí hay Chagal của một thời đại hấp dẫn của văn hóa cà phê Paris xem ra chẳng ăn thua gì so với thói quen tụ bạ vỉa hè của dân Hà Nội, dù là thế hệ mới đi nữa. Ta có thể thấy trên vỉa hè các con phố quanh quảng trường Nhà thờ Lớn Hà Nội kín đặc những cô gái tóc duỗi mắt đánh quầng sẫm ngồi sát những cậu trai mặt măng tơ, trước mặt là mấy cốc cà phê đặt trên cái ghế nhựa, thu lu trong cái rét mùa đông, họ hoặc cầm điện thoại hoặc giơ máy ảnh lên chụp cảnh, chụp lẫn nhau và tự chụp mình. Và chấm hết. Chả có tiện nghi gì, và cũng chẳng có hoạt động gì thêm.
Đó chính là một huyền thoại nữa của các vỉa hè cà phê Hà Nội để có thể đưa ra thêm một lý do cho việc lui tới uống cà phê. Tâm lý cộng đồng (“bầy đàn” như cách nói tiêu cực!) của giới trẻ ở đây làm nên khung cảnh ấy, họ tìm đến một nơi có tính kết nối – bằng thời trang như mốt quần áo hay cosplay, bằng phương tiện như xe máy cổ, bằng thú vui như chụp ảnh và cả tinh thần của thế hệ “thiên niên kỷ”. Nếu chúng ta thấy sự tương đồng của những bạn trẻ sinh ra khi “thế kỷ tàn phai” (Trịnh Công Sơn) với hình ảnh của những quán cà phê cũ kỹ khi họ chưa ra đời thì đó là nhờ đặc tính tụ họp của quán xá. Khi nhân rộng lên, không khí ngồi bên nhau bắt mạch tư tưởng này có dáng dấp một loại carnaval xôm tụ. Quán cà phê vừa là diễn đàn nghị sự của các thế hệ (Già: Ông có đồng ý tháng tới Mỹ đánh Iran không? Trẻ: Tao mới săn được quả Leica này chất cực! Trai: Rầu quá, má con nhỏ đó cấm cửa tao. Gái: Thông tin lạc hậu rồi, tao giải tán rồi, thế mới ngồi đây cả lũ đàn bà với nhau - Đại loại những loại tâm sự thế kỷ trước hay thế kỷ sau cũng vẫn vậy), vừa là chốn khởi sự cho những mối quan hệ hay ý tưởng mới (hẹn hò làm quen nhau có lẽ 9/10 diễn ra ở quán cà phê!). Quán cà phê là thế - cũ thì như loại tình yêu đến hồi kết và mới thì như mắt gặp nhau vội cụp xuống sau làn khói.
Có thể nói, không có loại quán xá nào ở Việt Nam lại có khả năng tạo dựng phong cách của người thưởng thức như quán cà phê. Ở phương Tây, quán rượu hay quán bar khả dĩ lấn át quán cà phê và giai nhân tài tử đưa nhau vào đấy có khi còn để dìu nhau trong vài bài nhảy tiêu sầu, để mượn hơi men ngây ngất thắng cái lạnh của những mùa đông dài dằng dặc. Ở Trung Hoa, ca lâu tửu quán đã ghi dấu ấn đậm trong văn thơ cổ đến mức tình quán rượu kiểu Thủy Hử xem ra chẳng khác gì trên phim cao bồi miền Tây Mỹ, gái xưa vén váy tầng khoe  tất lưới rút súng nhanh hơn cái bóng của Lucky Luke. Nhờ trời, hai nguồn ảnh hưởng văn hóa ấy lại không đủ sức khiến quán rượu Việt Nam sinh ra phong trào thời thượng nào, chỉ neo lại đây đó là Nguyễn Bính lướt khướt “Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ. Uống say mà gọi thế nhân ơi” và Vũ Hoàng Chương rên rỉ: “Em ơi! Lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi say với ai?” Ở mấy quán rượu đấy, gái không có mặt.
Chỉ có quán cà phê, mới có những bóng hồng đối ẩm với thi nhân. Và cũng tình cờ thay, cho đến tận ngày nay, quán cà phê cũng là chốn duy nhất mà phái đẹp lui tới không gây thắc mắc gì. Quán rượu, quán bia, quán bar, những thứ quán dễ gây dị nghị khi chị em vào đấy, thứ dị nghị vô căn cứ nhưng đủ sức vùi hoa dập liễu ở xứ ta. Quán nước chè mặc dù ít điều tiếng hơn, nhưng lại có vẻ úi xùi và bần cùng, dáng ngồi quán nước luôn đọng lại vẻ buồn nghèo như tranh Bùi Xuân Phái. Cà phê rút cục là sự lựa chọn vô cùng mềm dẻo cho đủ thành phần người trong xã hội. Ở những quán cà phê Sài Gòn, vẫn dễ thấy những bác chạy xích lô, xe ôm lấm lem dầu mỡ tạt vào ngồi trên ghế bố uống ly cà phê bình đẳng với những trí thức văn phòng đóng hộp chỉn chu.
Cách đây mười mấy năm, có những quán cà phê tụ họp người yêu nhạc đến hát cho nhau nghe. Khác với cà phê Lâm vốn toàn nghệ sĩ tên tuổi của thời xưa cũ, ở đây là những sinh viên hay trí thức trẻ hát hò nghiệp dư, nhưng đã chung nhau niềm say mê một dòng nhạc, một thú chơi. Chẳng hạn quán Nhạc Tranh ở Hà Nội, tự lúc nào đấy đã tự mình làm thành một lịch sử của những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn hay nhạc tiền chiến, họ đến đấy bày tỏ sự yêu thích với những giọng ca không chuyên, sự yêu thích mà chắc đến các ca sĩ đình đám cũng phải thèm muốn.
Mặc dù cũng được xếp vào loại đồ uống có chứa chất kích thích, nhưng cà phê lại hay được uống với một phong thái có phần nhàn tản, thư thái. Khó mà hình dung được ai lại tu cà phê ừng ực cho đã khát hay nốc tì tì cho say mèm. Mỗi chúng ta, thích uống cà phê hay không, ra đến quán là nghiễm nhiên khoác lên mình một dáng vẻ triết nhân, nghệ sĩ, ít nhất là hơn so với cái tôi bình thường nhạt nhẽo công sở hay trường ốc. Uống cà phê lúc này là uống một không khí, một buổi chiều có vạt áo kỷ niệm lồng lộng, một kỷ niệm lắm khi chẳng phải của mình, một kỷ niệm vay mượn, mà sao hương cà phê đưa đẩy ta nhập vai đến lạ.
Theo: Thế giới Cà phê | CF

Các phương pháp pha cà phê trên thế giới

Mỗi người chúng ta có thể hiểu cà phê một cách riêng nhưng cà phê chỉ có hai thành phần không bao giờ thay đổi, đó là nước và bột cà phê.

Sự khác biệt giữa một ly cà phê kiểu American và một ly espresso là ở phương pháp chiết xuất hương thơm của cà phê từ bột cà phê đã được xay từ hạt cà phê rang. Đây chính là mảnh đất nơi óc sáng tạo của loài người sản sinh ra muôn vàn phương pháp pha cà phê khác nhau, tiến hóa qua nhiều thế kỷ. Mỗi phương pháp tuân thủ trình tự khác nhau mà làm thành Mocha hay Espresso, Americano hay Neapolitan.

Pha cà phê không phải là một việc khó. Chỉ cần bạn có một hỗn hợp bột cà phê mà bạn thích, một số thiết bị và vài phút rảnh rỗi. Có nhiều phương pháp pha cà phê khác nhau thỏa mãn thị hiếu khác nhau. Cà phê Espresso đẫm đầy tính cách, cà phê Thổ nhĩ kỳ (Turkish) nhiều hương thơm, cà phê kiểu Mỹ (Americano) nhẹ, nhiều nước và uống lâu mới hết. Tất cả các phương pháp này có một điểm chung, bột cà phê được xử lý trong nước nóng sau đó dung dịch cà phê được lọc ra đầy hương và vị. Thứ nước uống kỳ diệu này sẽ có tính chất khác nhau khá nhiều, tùy thuộc vào phương pháp pha. Sau đây là một vài ví dụ căn bản.

Cà phê nhỏ giọt (filter drip - thường được biết đến với tên gọi là American styled coffee)

Đặc tính của loại cà phê pha theo kiểu này là không đặc lắm (not much body) và vị và hương cũng rất nhẹ. Kiểu pha cà phê này được yêu thích ở khắp Bắc Mỹ, Bắc Âu và Pháp. Ngày nay ở các nước đó người ta sử dụng nhiều loại máy pha cà phê nhỏ giọt có phễu lọc. Máy gồm 2 phần, phần phía trên là một cái phễu bằng thủy tinh, nhựa hay kim loại, phần phía dưới là một cái bình bằng thủy tinh có thể được hâm nóng tự động bằng dây mai xo nằm dưới cái bình này. Trong cái phễu người ta đặt một cái lọc bằng giấy dùng một lần để lọc bỏ bột cà phê.

Để pha cà phê kiểu này người ta thường dùng bột cà phê xay thô, không mịn (coarsely ground coffee). Ở Châu Âu người ta cho 1/2 thìa tablespoon còn ở Mỹ thì người ta cho nguyên 1 thìa teaspoon. Đối với kiểu pha này, nước nóng được đổ lên bột cà phê, cà phê theo trọng lực chảy xuống dưới. Gạt bỏ yếu tố đun nước tự động và hâm nóng cà phê đã pha ra thì dù không có máy pha người ta vẫn có thể pha cà phê kiểu này bằng cách sử dụng cùng loại phễu lọc giấy (mua ngoài siêu thị) đặt vào một cái phễu thông thường, đun nước sôi và đổ thật chậm lên trên phễu đó. Toàn bộ quá trình pha hết từ 6 đến 8 phút và kết quả là một thứ cà phê nhẹ, nhạt, và hơi chua một chút (slightly acidic coffee).

Cà phê lọc ép (còn được gọi tên là cà phê kiểu Pháp)

Kiểu pha cà phê này được người ta quen gọi là cà phê kiểu Pháp, mặc dù dụng cụ pha cà phê do một người Ý sáng chế ra sau đó bán bản quyền patent cho một người Thụy Sỹ từ năm 1933. Rất nhiều người thích uống cà phê pha theo kiểu này bởi vì rất nhanh và dễ, đồng thời chiết xuất được rất nhiều hương thơm từ bột cà phê. Dụng cụ pha cà phê gồm một cái xy-lanh thủy tinh (cylindrical glass container) và một cái lọc khít như một cái piston bên trong cai xy-lanh đó. Người ta cho bột cà phê vào trong xy-lanh, rót nước sôi vào khuấy đều, để nguyên từ 4 đến 5 phút. Sau đó người ta cho cai piston-lọc vào và ấn nhẹ và chậm để tách bột với dụng dịch cà phê đã pha xong. Cà phê lúc đó đã có thể uống được và không còn nóng lắm nữa. Ưu điểm của phương pháp này là không phải tốn 1 cái phễu lọc giấy mỗi lần pha cà phê . Chú ý, bột cà phê phải chọn loại xay vừa phải (medium ground coffee) nếu không sẽ dễ bị uống bột cà phê lẫn trong cà phê. Nên cho khoảng 1 teaspoon trên một ly cà phê là vừa đủ.

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish coffee)

Kiểu pha cà phê này phổ biến nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, một số nước Đông Âu và Trung Đông. Người ta sử dụng một dụng cụ truyền thống gọi là cái "ibrik". Một cái bình đựng làm bằng đồng đỏ và đồng thau, hình một cái phễu lộn ngược và bị cắt cụt, có tay cầm rất dài. Trước hết người ta đun nước sôi liu riu nhỏ lửa trong cái ibrrik, sau đó người ta nhấc cái ibrik ra và cho cà phê xay mịn vào (khoảng 2 thìa teaspoons cho 1 ly), cho cả đường và nhiều khi cả một số loại hương liệu khác như là cardamom hoặc cloves. Sau đó người ta ngoáy đều cái hỗn hợp đó rồi đặt cái ibrik trở lại bếp đun sôi lại. Khi hỗn hợp sôi và xầu bọt gần trào ra, người ta nhấc cái ibrik ra khỏi bếp tiếp tục khuấy đều. Khi cà phê đã hơi nguội, người ta lại đặt trở lại bếp đun lửa thật nhỏ. Cứ nhấc ra nhấc vào 3 lần thì xong. Kết quả là một thứ cà phê đặc quánh, đen, xầu bọt mà không thể đổ ngay ra chén mà uống được mà phải ngồi đợi đến khi bột cà phê đã lắng xuống đáy và khi đó cà phê đã nguội.

Cà phê luộc kiểu Norway

Cà phê pha kiểu này được yêu thích ở Norway và các nước trên bán đảo Scandinavia. Cũng tương tự như cà phê Thổ, người ta luộc bột cà phê trong 10 phút, chỉ khác là người ta sử dụng bột cà phê xay thô, và hạt cà phê chỉ được rang sơ, không kỹ. Khoảng 2 thìa teaspoons cho 1 ly cà phê. Người uống cũng phải ngồi đợi đến khi bột cà phê lắng xuống mới uống được.

Cà phê tan uống liền (freeze-dried coffee)

Dĩ nhiên đây là loại cà phê dễ pha nhất. Chỉ việc đổ một thìa teaspoon bột cà phê tan vào một ly nước nóng khuấy đều và cho thêm creme hay đường tùy ý. Nhưng cà phê pha kiểu này có thể có vị hơi chua nên phải cho thêm đường vào thì mới uống được. Nhiều người nhạy cảm với cafeine có thể cảm thấy tim đập mạnh, hồi hộp khi uống cà phê tan. Trong trường hợp này nên dùng loại đã decafeinated, tức là đã loại bỏ cafeine. Cà phê mua ở máy bán cà phê tự động thường là loại cà phê này. Người ta chứa bột cà phê trộn sẵn đường, creme bên trong máy, khi mình cho tiền xu vào thì máy nó xịt nước sôi vào một lượng bột định sẵn, chảy toẹt ra cốc giấy cho mình uống. Phải nói thật là cà phê này kém ngon và có uống cũng chỉ vì bất đắc dĩ.

Cà phê Espresso (còn được gọi là cafe kiểu Ý)




Là phương pháp pha cà phê chuẩn mực của cà phê Italy. Độc đáo và thông minh. Máy pha cà phê espresso là tác phẩm nghệ thuật thực sự do người Italy sáng tạo ra. Cà phê được pha ở áp suất rất cao. Một cái bơm bơm nước qua một ống xoắn bằng đồng. Nước được đun nóng nhanh trong hệ thống ống đồng đó lên đến nhiệt độ gần 100°C (không dưới 90°C). Áp lực đẩy nước qua bột cà phê được nén chặt trong một cái lọc. Nước chảy nhanh qua bột cà phê, qua một cái lọc kim loại thẳng vào cốc chỉ trong vài chục giây. Kết quả là một ly cà phê nóng, đặc (full body and condensed) và đẫm đầy hương thơm (intense aroma), tuy thế mà vẫn không đắng mà êm và xốp nhẹ như kem. Đến ngày hôm nay phương pháp pha cà phê này được coi là ưu việt nhất bởi vì những lý do sau: Pha ly nào xay bột cà phê cho ly đó, cà phê giữ được hương thơm hơn, mà người uống có thể yêu cầu điều chỉnh để bột cà phê xay thô, xay vừa hay xay mịn, tùy ý thích. Nước nóng già nên hương thơm của cà phê được chiết xuất ra ở hiệu suất tối đa và không bị bay đi mất.

Nước nóng được xục qua nhanh, bột cà phê không bị cháy nên không đắng và lượng cafeine tan vào nước cũng không quá nhiều như khi luộc cà phê trong nước trong thời gian dài hơn. Bộ lọc tinh có thể sử dụng được, nhờ áp lực cao của nước, vì thê trong cà phê không có vẩn đục như khi chỉ nhờ trọng lực để đẩy nước chạy qua cà phê.

Cà phê Mocha - Giải pháp tiện dụng và ngon

Từ những năm 1930s, các công ty của Italy ở Pavia, Milan và Turin đã phát triển và hoàn thiện dụng cụ pha cà phê bằng hơi nước và sáng tạo ra các kiểu ấm pha cà phê khác nhau. Ấm pha cà phê thành công nhất mang tên là "Moka Express", do tác giả Alfonso Bialetti đăng ký bản quyền năm 1933 và đến tận ngày nay hãng Bialletti vẫn bán, và bán rất nhiều cái ấm này, và nó vẫn giống hệt cái ấm được bán từ những năm sau Thế Chiến II. Chính vì tiện dụng, rẻ và ngon mà phương pháp pha cà phê này được nhiều người yêu thích. Vào nhà người Italy dù nghèo đến đâu bạn cũng sẽ tìm thấy ít nhất một ấm pha cà phê mocha. Cái ấm mocha có 3 phần gắn liền với nhau. Phía dưới là một cái bình nhỏ chứa nước (nồi hơi), ở giữa là một cái lọc bằng nhôm đồng thời là chỗ nén cà phê, và phía trên cùng là nơi chứa thành phẩm, cả 3 phần gắn với nhau đều có roăng cao su kín hơi. Người ta đổ lượng nước vừa đủ với lượng cà phê muốn có vào trong "nồi hơi", rồi cho bột cà phê vào trong bộ lọc (cà phê xay mịn hay thô tùy sở thích, hai thìa teaspoon cho một ly cà phê), sau đó vặn chặt và đun. Khi nước sôi, hơi nước bốc lên và gặp bột cà phê liền ngưng tụ thành nước sôi, nước cất sôi, đảm bảo 100°C (hay ít nhất cũng 99°C). Nước mới ngưng tụ hòa tan cà phê và sản phẩm được đẩy tiếp lên trên và đọng lại ở bình chứa phía trên. Chỉ chưa đầy 1 phút cà phê đã pha xong, nóng sẵn sàng để uống.




Bình mocha làm ra cà phê đặc trung bình (medium body), màu đen, vị đậm, hương rất thơm. Nếu dùng bột cà phê mịn thì sẽ đắng hơn, đậm hơn là bột cà phê xay thô. Không nói thì mọi người cũng thấy rõ rằng, cái ấm Bialetti loại cá nhân, pha được 1 đến 2 ly cà phê với gia tiền khoảng 5USD, nhỏ gọn và nhẹ, có thể bỏ vào trong vali xách trên đường đi du lịch đi học, không cần ổ cắm điện, adapter gì hết, cứ ở đâu có bếp điện, bếp lò và nước là ở đó ta có cà phê uống. Và theo những tay pha cà phê chuyên nghiệp kiểu Italy, cà phê pha bằng ấm mocha chỉ đứng thứ 2 về độ ngon so với cà phê espresso pha bằng cả cỗ máy lớn có thể trị giá tới trên 5000USD. Nếu bạn có thời gian, bạn có thể cầu kỳ chọn và thử các độ mịn khác nhau của bột cà phê (chỉ cần đọc trên túi giấy coarse/medium/fine ground), các giống cà phê khác nhau (robusta/arabica) và các mức độ rang khác nhau (light, medium or well roasted) rồi bạn sẽ tìm ra sở thích của mình. Sau một thời gian, bạn chỉ nhấp cà phê là có thể biết được cà phê này được rang, xay và pha thế nào

Đôi điều nói thêm về pha cà phê ở Việt Nam

Cách pha cà phê ở Việt Nam chủ yếu có 2 kiểu,

Pha luộc (pha vợt)
Cà phê cho vào túi vải luộc được rất nhiều cửa hàng sử dụng và kiểu pha cà phê phin được dùng khi người uống sành gọi đến thì nhà hàng mới mang ra. Lý do có lẽ vì cà phê luộc kinh tế, dễ làm (chỉ việc hâm nóng bằng cái xong nhôm là xong) mà lại nặng hơn cà phê phin nhiều. Cà phê luộc dở ở chỗ hại sức khỏe mà hương thơm không nhiều, vì bị bay mất nhiều rồi.

Pha phin
Cà phê phin ngon hơn, nhưng khó làm, bởi vì nhiều yếu tố. Trời lạnh, nước sôi rót vào phin nguội nhanh. Tráng phin trước là một cách, đổ nước vào làm 2-3 lần là một cách khác tăng độ nóng, nhưng đều chỉ tăng hiệu suất lên một chút thôi. Nếu nén cà phê chặt, nhỏ giọt lâu mới xong, cà phê hơi nhiều cafeine vì bị ngâm nước lâu, hơi nguội một chút khi uống. Nếu nén không chặt, cà phê chảy xuống có pha lẫn bột cà phê, hương thơm chiết ra chưa được hết. Làm sao mà huấn luyện được tất cả nhân viên nhà hàng biết cách nén cà phê vừa tay trong phin đây? Phin pha cà phê nếu dùng loại bằng inox, lỗ phin khá nhỏ, có ren xoáy là hay nhất vì có thể chỉnh độ chặt, lỏng cho vừa. Nếu dùng phin nhôm, lỗ phin to lọt cả bột cà phê xuống, lại không thể nào chỉnh được độ chặt, thì e rằng cà phê khó ngon. Bất đắc dĩ mà phải dùng phin nhựa, thì thật là phí cà phê.

Một vài tips trong cách gọi cà phê ở quán ngoài Việt Nam

Trước hết hãy nhìn máy của hàng, nếu máy có bộ xay cà phê tại chỗ ở một bên, bộ xục khí ở một bên (để tạo bọt cho cà phê hoặc sữa tươi khi cần), ở giữa thấy có bộ lọc lớn nhỏ nhiều cỡ, đó là dấu hiệu cà phê có thể ngon. Bạn được quyền yêu cầu dùng bột cà phê cỡ nào, nhưng nếu bạn không yêu cầu thì người ta thường sẽ cho bạn uống medium. Nếu bạn khoái espresso, thích uống nhiều thì gọi 2 ly, đừng gọi một ly đúp (double shot), vì nếu bạn gọi ly đúp người ta sẽ dùng bộ lọc đôi. Gấp đôi cà phê, gấp đôi nước, gấp đôi thời gian. Bột cà phê bị nước nóng xục qua quá lâu sẽ đắng hơn. Hai ly đơn hơn 1 ly đúp là vì thế. Nếu bạn gọi cà phê khác thì người ta thường cũng sẽ pha ra một ly espresso. Nếu bạn gọi Americano, thì người ta pha 1 ly espresso đó với 2 chén nước nóng, một chén sữa, ngoáy đều và xục khí là xong. Nếu bạn gọi café latte thì người ta pha 1 ly espresso với 2 ly sữa, xục khí lên là xong. Có thể thêm cream, bột quế lên trên nếu bạn gọi. Chả có gì là magic lắm trong các tên gọi cả, Americano chẳng qua là nhạt, nhiều nước, còn latte là sữa mà thôi.

Theo http://www.hvtc.edu.vn/forum/

Các mốc chính trong lịch sử cà phê

850: Một chàng chăn dê tò mò đã khám phá ra café là một thức uống tuyệt vời.
Giữa những năm 800: Những người Hồi Giáo ở Ađen được ghi nhận là những người uống café đầu tiên.
Thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập.

1453: Thổ Nhĩ Kì ban hành luật lệ mới, cho phép một phụ nữ li dị chồng mình nếu không chịu đưa café cho cô ta.

Café trở nên phổ biến ở châu Âu, tuy bị cấm ở một vài nơi.
Vua Pope Clement VIII cấm việc uống café.

1511: Thủ tướng một nước Hồi giáo, Khair Beg, ra lệnh cấm café vì sợ nó gây những ý kiến phản đối do luật lệ mà ông ta đặt ra. Kết quả là ông đã bị sát hại bởi những người Sultan.
1517: cà phê được biết đến lần đầu tiên ở Constantinople (Istanbul ngày nay).
1554: quán cà phê đầu tiên ở châu Âu đã được mở ở đây bất chấp sự phản đối của nhà thờ.
1570: Cùng với thuốc lá, café lần đầu tiên xuất hiện tại Venice

Cuối thế kỉ 15: café ngày nay được chế biến (người ta biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống)

1600: Thông qua những nhà buôn người Ý, các nước phương Tây lần đầu tiên biết đến café
1645: quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia
1650: café được ưa thích cuồng nhiệt tại Ấn Độ
1652: ở London lần lượt xuất hiện các quán cà phê đầu tiên của Vương quốc Anh.
1656: Việc uống café và mở tiệm café bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ
1659: ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương.
1669: café trở nên phổ biến ở Châu Âu
1683: Wien cũng có quán cà phê đầu tiên (do một người Ba Lan thành lập)

1672: Tiệm café đầu tiên ở Pháp được mở cửa
1690: Người Hà Lan trở thành những người đầu tiên kinh doanh và gieo trồng café như một thương phẩm, tại Ceylon và Java
1668: café đã thế chỗ bia, trở thành thức uống bữa sáng được yêu thích nhất tại New York
1697: Thuyền trưởng John Smith giới thiệu café với thị trường Bắc Mỹ

1700: Người Hà Lan và Pháp đã tiến hành cuộc chinh phạt và chiếm đảo Java và Martinique làm thuôc địa, bắt đầu việc gieo trồng cà phê ở đây. Hấu hết cà phê mà chúng ta gieo trồng ngày nay là giống hạt Arabica có xuất xứ từ Êtiôpia qua Yemen.
1710: người ta đã đem cây cà phê về châu Âu và trồng thử trong các khu vườn sinh vật
1714: café xuất hiện chính thức tại Mỹ
1721: Tiệm café đầu tiên ở Beclin được khai trương
1732: Johann Sebastian Bach sáng tác ra bản Kanata café (Coffee Canata)
1773: Uống café được coi là “nghĩa vụ quốc gia” đối với mỗi công dân Mỹ

Cuối thế kỉ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới

1822: Máy espresso đầu tiên được tạo ra tại Pháp
1825: café xuất hiện ở Haoai
1850: Một người Pháp theo đạo Thiên Chúa Giáo đã đưa cà phê du nhập vào Việt Nam
1865: James Mason phát minh ra máy pha café(percolator)
1887: café xuất hiện ở Indochina
1896: café được giới thiệu với người Úc

Đầu những năm 1900: Uống café vào bữa trưa trở thành một thời gian “bắt buộc” ở Đức
1901: Luigi Bezzera phát minh ra máy chiết tách hương vị của café
1901: café uống liền (instant coffee) được phát minh bởi một nhà hoá học người Mỹ gốc Nhật
1908: Melitta Benz phát minh ra phin pha café
1909: café uống liền được tung ra thị trường

1938: Nescafé (café sấy bằng phương pháp đông lạnh) được phát minh
1942: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, lính Mỹ được phát khẩu phần gồm cả café uống liền hiệu Maxwell House
1971: Hãng café Starbuck mở đại lý đầu tiên tại Seattle

Sản phẩm bột dinh dưỡng ngũ cốc






Huyền sử cà phê

Câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư cũng ít ai kiểm chứng. Hoặc giả nhiều khi người ta phóng đại những chuyện nhỏ thành chuyện lớn cho "mùi" cà phê thêm đậm đà, chẳng hạn như "cà phê dãi chồn" mà dân ghiền người Việt thường kể cho nhau nghe. Câu chuyện lãng mạn hơn cả có lẽ là truyện một anh chàng chăn dê tên là Kaldi, người xứ Abyssinia.
Một hôm anh ta ngồi trên một tảng đá cạnh một sườn núi bỗng nhận ra đàn dê vốn dĩ ngoan ngoãn hiền lành của mình đột nhiên có vẻ sinh động lạ thường. Sau khi đến gần quan sát kỹ hơn, Kaldi thấy những con dê đã đớp những trái màu đo đỏ ở một cái cây gần đó. Anh ta cũng liều lĩnh bứt một vài trái ăn thử và cũng thấy mình hăng hái hẳn lên, tưởng như tràn đầy sinh lực.

Người chăn dê nghĩ rằng mình đã gặp một phép lạ, vội vàng chạy về một tu viện gần đó báo cho vị quản nhiệm. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỉ dữ, lập tức vứt những trái cây chín đỏ kia vào lò lửa. Thế nhưng khi những hạt kia bị đốt cháy tỏa ra một mùi thơm lừng, người tu sĩ mới tin rằng đây chính là một món quà của Thượng Ðế nên vội vàng khều ra và gọi những tăng lữ khác đến tiếp tay. Những hạt rang kia được pha trong nước để mọi người cùng được hưởng thiên ân.

Trước thế kỷ thứ 10th, thổ dân thường hái ăn, dùng như một loại thuốc kích thích. Trái cà phê chín được giã ra trộn với mỡ súc vật nặn thành từng cục tròn để dùng làm thực phẩm khi đi đường xa. Về sau cà phê được dùng làm thức uống nhưng cũng khác phương cách ngày nay. Thời đó người ta chỉ ngâm nước những trái cà phê rồi uống, mãi tới thời trung cổ người Ả Rập mới biết tán ra bỏ vào nước sôi.

Thức uống đó chẳng mấy chốc trở nên nổi tiếng và người Ả Rập rất tự hào về phát minh này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền một loại sản phẩm. Những khách hành hương được thưởng thức nước cà phê đã lén lút đem hạt giống về trồng nên chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Ðông đều có trồng, và truyền đi mỗi lúc một xa hơn nữa.

Vào thế kỷ thứ 13, cà phê đã thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập. Những quán cà phê với tên là "qahveh khaneh" hiện diện khắp nơi, từ thôn quê tới thành thị. Những quán đó trở thành những nơi sinh hoạt, với đủ loại giải trí từ âm nhạc đến cờ bạc và các triết gia, chính trị gia, thương gia thường lui tới để tụ tập bàn thảo sinh hoạt xã hội và công việc làm ăn.

Thế nhưng khung cảnh nhộn nhịp của các "hộp đêm" cũng làm cho giới cầm quyền e ngại. Sợ rằng những tay đối lập có thể tụ họp bàn chuyện chống đối nên nhiều lần triều đình đã ra lệnh cấm và đóng cửa các coffee houses này nhưng không thành công. Không những thế, việc cấm đoán lại còn khiến cho việc uống cà phê trở thành thói quen của thường dân vì từ nay một số đông sợ rắc rối nên uống ở nhà, kiểu cách uống cũng được nghi thức hóa.

Những thương gia đi tới những quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ nay đem cái thói phong lưu này về bản xứ. Âu châu nay cũng uống cà phê. Kiện hàng mang cà phê được ghi nhận lần đầu tại Venice vào năm 1615 do Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến. Khi cà phê lan tới Rome, một lần nữa các nhà tu lại kết án đây là một thức uống của ma quỉ (the drink of the devil), và việc tranh chấp gay go đến nỗi Giáo Hoàng Clement VIII phải yêu cầu đem đến một gói cà phê mẫu để chính ông dùng thử. Vị chủ chiên kia chỉ mới uống một lần đã „chịu“ ngay và thấy rằng thật ngu xuẩn xiết bao nếu cấm giáo đồ Thiên Chúa không cho họ uống cà phê.

Ðược Giáo Hoàng chấp thuận, số người uống cà phê lập tức gia tăng và chẳng bao lâu quán cà phê đầu tiên ở Âu Châu được khai trương tại Anh Quốc năm 1637 do một doanh gia tên là Jacob (người Do Thái, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) mở tại Oxford. Kế đó là một quán cà phê khác ở London và rồi nhiều thành phố khác. Người ta bảo rằng những quán đó rất dễ nhận vì dù còn ở xa xa đã ngửi thấy mùi cà phê thơm nức, tới gần hơn thì bao giờ cũng có một bảng hiệu với một ly cà phê nghi ngút hay hình đầu một vị tiểu vương xứ Trung Ðông.

Những quán mở gần trường đại học bao giờ cũng đông nghẹt giáo sư và sinh viên nên được gọi bằng cái mỹ danh "đại học một xu" (penny universities) vì giá của một ly cà phê thuở đó chỉ có một penny và người ta chỉ tốn bấy nhiêu cũng thu thập được rất nhiều kiến thức qua những buổi "thuốc lá dư, cà phê hậu", có khi còn nhiều hơn là miệt mài đọc sách. Chẳng biết những lời tuyên bố đó có đúng hay không nhưng truyền thống đó không phải chỉ nước Anh mà lan qua nhiều quốc gia khác, cho chí Việt Nam, quán cà phê vẫn là nơi mà giới sinh viên hay đến để suy tư qua khói thuốc nhiều hơn cả.

Ðến cuối thế kỷ 17, hầu hết cà phê trên thế giới đều nhập cảng từ các nước Ả Rập. Cũng như ngày nay người ta kiểm soát dầu hỏa, vào thuở đó các nước Trung Ðông rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất cảng cà phê, và chỉ được mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín ngõ hầu không ai có thể gây giống để đem trồng nơi xứ khác. Người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến những đồn điền cà phê. Thế nhưng dù có nghiêm nhặt đến đâu thì cũng có người vượt qua được.

Sau nhiều lần thất bại, người Hòa Lan là dân tộc đầu tiên lấy giống được loại cây này đem về trồng thử trên đảo Java (khi đó là thuộc địa của họ). Thế là giống cây quí đã truyền sang Âu Châu mặc dù vẫn chỉ có thể trồng trong nhà kiếng.

Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp trẻ tuổi tên là de Clieu, khi về nghỉ phép tại Paris, đã quyết định đem cây giống này về xứ Martinique là nơi anh ta đang trú đóng. Cây giống được mang về theo chiếc tàu xuôi nam để quay về nhiệm sở. Chuyến đi đó nhiều gian nan, từ việc một gián điệp Hòa Lan toan đổ một loại thuốc độc vào cây non, cho đến việc hải tặc chặn cướp con tàu rồi khi tới gần điểm đến, chiếc thuyền lại gặp bão suýt bị chìm.

Bĩ cực thái lai, sau cùng de Clieu cũng thành công trong việc mang được cây cà phê trồng một nơi kín đáo, cắt ba thủy thủ canh gác ngày đêm. Cho hay trời cũng chiều người nên chẳng bao lâu cây đơm bông kết trái và chỉ hơn 50 năm sau tính ra đã có đến 18 triệu cây cà phê trồng trên hòn đảo này. Ngành buôn cà phê nay trở thành một cạnh tranh gay gắt giữa Hòa Lan và Pháp và chính việc tranh chấp giữa hai nước đã đưa đến một biến cố „ngư ông đắc lợi“. Trong khi hai nước có những bất đồng không thể giải quyết, họ đã nhờ chính quyền Brazil đứng ra dàn xếp.

Trong hội nghị để phân biện giữa hai bên, Brazil đã gửi một sĩ quan trẻ tuổi tên là Palheta đến làm đặc sứ. Palheta không những điển trai lại còn lanh lợi, khéo nịnh đầm đúng như truyền thống của một nhà quí tộc, chỉ trong ít ngày đã „tán“ dính ngay bà vợ của viên Thống sứ (Governor) đảo Guiana thuộc Pháp và bí mật yêu cầu người tình lấy cho mình ít hạt giống "làm kỷ niệm“. Trong buổi dạ tiệc tiễn đưa vị sứ thần, bà vợ viên Thống sứ đã tặng cho Palheta một bó hoa theo đúng phép lịch sự của Pháp, kèm theo một ám hiệu kín đáo. Nằm giữa bó hoa là những hạt cà phê tươi mà người Brazil đang thèm thuồng. Và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brazil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ thành những đế quốc cà phê lớn vào bậc nhất thế giới.

Cà phê do người Hòa Lan truyền đến Bắc Mỹ vào năm 1660 ở vùng New Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Vào lúc đó, cà phê đã thành một thức uống quen thuộc thay bia vào bữa ăn sáng. Quán cà phê đầu tiên cũng theo dạng thức của Luân Ðôn, tương tự như một quán trọ, có phòng cho thuê, cung cấp bữa ăn, có bán rượu, chocolate và cả cà phê. Quán nào cũng có một phòng ăn chung nơi đó nhiều hoạt động công cộng được thực hiện, dần dần trở thành nơi tụ tập bàn chuyện làm ăn.

Thoạt tiên, cà phê chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà phổ thông hơn, gần như khắp mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng làm dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem hàng hóa đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này biến thành một loại quốc ẩm.